Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh TP Hồ Chí Minh phải ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông để phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm.
1. Cần một mô hình đô thị để bức phá
Ngày 12/9/2023, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị báo cáo đầu kỳ về điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết "Trong điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, cần tập trung nghiên cứu mô hình đô thị đa trung tâm. Nếu cứ giữ đô thị hiện hữu, không mạnh dạn bứt phá, TP.HCM vẫn sẽ phát triển không bền vững theo kiểu “vết dầu loang”.
Nhấn mạnh đến việc phát triển giao thông dọc theo sông Sài Gòn, TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của TP.HCM, cho rằng thực hiện công việc này sẽ tạo bước đột phá cho TP.HCM, cần ưu tiên phát triển giao thông dọc theo sông Sài Gòn, từ quận 1 đến huyện Củ Chi.
Ông Mãi cũng cho biết thêm sứ mệnh mà Bộ Chính trị giao cho TP.HCM là đến năm 2030 phải là đô thị có vị trí nổi bật ở Đông Nam Á, năm 2045 phải là đô thị ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.
2. Hướng đến mô hình đô thị đa trung tâm
Theo đó, định hướng của TP.HCM là nghiên cứu phát triển các tuyến metro liên kết vùng trong quy hoạch, phát triển đô thị đa trung tâm, hệ thống đường sắt đô thị trong vai trò liên kết vùng.
UBND TP.HCM đã đề nghị đơn vị tư vấn tập trung làm rõ mô hình đô thị đa trung tâm trong quy hoạch. Hiện TP. Thủ Đức đã được định hướng là thành phố sáng tạo tương tác cao phía đông, còn những đô thị ở phía Tây, Bắc, Nam sẽ phát triển như thế nào?
Trong chuyến khảo sát quy hoạch TP.HCM bằng trực thăng vừa qua, ông Mãi cho biết thực trạng đô thị của thành phố là sử dụng đất kém hiệu quả, gây hệ quả về vấn đề môi trường. Do đó, ngoài đô thị trung tâm hiện hữu, cần hình hành thêm 4 - 5 đô thị cấp 1 khác, dưới đó là các điểm dân cư đô thị hoặc các điểm dân cư nông thôn. Phải định hình rõ để tránh trường hợp ai có đất thì sẽ có nhà, có vườn.
Ngoài ra, việc phát triển đô thị cần gắn với vấn đề môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phải có giải pháp giải quyết những vấn đề môi trường bằng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số… Đặc biệt, việc xác định quy mô dân số để tái cấu trúc mô hình đô thị cũng là vấn đề quan trọng trong quy hoạch.
3. Điều chỉnh quy hoạch hạ tầng Tp.HCM
Với các trung tâm mới, Chủ tịch UBND TP. HCM nhấn mạnh phải xác định ưu tiên, có lộ trình phát triển, nhưng tiên quyết phải đầu tư hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông. Các trung tâm mới này cũng phải có mối liên hệ với trung tâm hiện hữu chứ không đứng độc lập.
Ông Phan Văn Mãi cũng lưu ý, các đô thị mới phải đặt trong tổng thể TP. HCM và vùng đô thị:
- Đô thị phía Nam ở huyện Bình Chánh phải tương tác với huyện Bến Lức (Long An), các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đô thị Tây Bắc phải tương tác với PhnomPenh (Campuchia).
- Bản thân các đô thị này đã là một hệ nhưng phải đặt trong một hệ lớn, phải liên kết vùng.
Về nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông thời gian tới, Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, Nghị quyết 98 cho phép TP. HCM thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD). TP. HCM đã rà soát quỹ đất dọc Metro số 1, số 2, Vành đai 2, 3, 4, cao tốc TPHCM – Mộc Bài. Qua đó, khoảng 10.000 ha đất có thể khai thác, từ đó tạo ra nguồn lực lớn để đầu tư các dự án khác.
Về quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị, ông Mãi cho biết TP.HCM hiện quy hoạch 220km. Tuyến 1 đã hoàn thành khoảng 20km, còn lại 200km phân bổ cho các tuyến còn lại. Vấn đề là tính đến mạng lưới đường sắt đô thị của vùng như thế nào? Bên cạnh đó, tuyến metro nối với Bình Dương, Đồng Nai thì thế nào? TP. HCM cũng đang rà soát quy hoạch lại hệ thống metro lên gấp đôi.
Trên đây là một vài thông tin về thị trường bất động sản Tp. HCM. Hy vọng, Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường bất động sản Tp. HCM có thêm thông tin tham khảo.