Việc chuyển nhượng bất động sản khi chủ đầu tư mới thực hiện ký hợp đồng mua bán, chưa nhận bàn giao bất động sản hoặc đã nhận bàn giao nhưng chưa ra sổ thì Nhà Thành Phố 24h sẽ giúp nhà đầu tư/chủ sở hữu bđs nắm các thông tin một cách tuần tự và tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.
Trình tự chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai
Khi CĐT chưa bàn giao hoặc đã bàn giao nhưng chưa ra sổ, pháp lý ký kết là Hợp đồng mua bán
Điều kiện: BĐS chưa được thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 1: Lập văn bản chuyển nhượng HĐMB (tham khảo mẫu tại Phụ lục 24, Thông tư 19/2016/TT-BXD
(tham khảo mẫu theo Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BXD)
Lưu ý: Các bên có thể thoả thuận để sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong mẫu hợp đồng tham khảo nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như: Thông tin bên chuyển nhượng.bên nhận chuyển nhượng; ngày/tháng/năm/số hợp đồng mua bán; giá chuyển nhượng, thời gian và phương thức thanh toán; quyền và nghĩa vụ các bên; giải quyết tranh chấp hình thức nào.
Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực (Khoản 1, Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
Việc công chứng, chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực. Hồ sơ đề nghị công chứng hoặc chứng thực gồm các giấy tờ sau:
Bộ văn bản, giấy tờ chuyển nhượng HĐMB.
Bàn chính HĐMB đã ký với CĐT (nếu chuyển nhượng lần 2 thì kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng liền kề trước đó).
Giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, Hộ chiếu còn giá trị (đối với cá nhân), Giấy phép DKDN (nếu là tổ chức).
Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về công chứng, chứng thực.
Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản thì việc công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng không bắt buộc mà do các bên tự thỏa thuận (Tham khảo thủ tục chuyển nhượng - Điều 40 Luật Công chứng 2014).
Bước 3: Kê khai thuế, phí, lệ phí
Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên đề nghị CĐT xác nhận
Hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận bao gồm các giấy tờ sau đây:
05 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng (trường hợp phải công chứng, chứng thực thì phải thực hiện việc công chứng, chứng thực trước khi nộp cho chủ đầu tư).
Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; trường hợp chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó.
Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế.
Giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, Hộ chiếu còn giá trị (đối với cá nhân), Giấy phép DKDN (nếu là tổ chức).
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận
Sau khi CĐT xác nhận sang tên, người mua cuối cùng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Pháp luật
Lưu ý: Các trường hợp chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều này, bên chuyển nhượng phải nộp đủ hồ sơ của các lần chuyển nhượng trước đó khi làm thủ tục chuyển nhượng.