Công điện 993 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành được đánh giá như một cú hích tạo sự chuyển biến một cách quyết liệt, thiết thực, hiệu quả.
1. Khó khăn của thị trường bất động sản đang được tháo gỡ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã vừa ký Công điện số 993 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Các giải pháp đã tạo được những chuyển biến tích cực, nhất là việc giảm lãi suất cho vay và tín dụng cho bất động sản. 10 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được khởi công. 20 tỉnh công bố danh mục 52 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, Công điện 993 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành như một cú hích tạo sự chuyển biến một cách quyết liệt, thiết thực, hiệu quả của tất cả các cơ quan từ Bộ, ngành, các tỉnh thành trực thuộc trung ương để có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng và hiệu quả phải quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản. Và phải tiếp xúc, lắng nghe các doanh nghiệp để từ đó giải quyết, xử lý các khó khăn của các dự án bất động sản trên địa bàn.
2. Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam tái tạo năng lượng vượt khó
Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều biến động, các cơ quan ban ngành cũng như các doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực chung tay đưa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và kích cầu thị trường.
Bên cạnh việc chậm khôi phục nguồn cầu, tình trạng dư thừa nguồn cung, chủ yếu tại các điểm đến ven biển góp phần gia tăng thách thức cho hoạt động kinh doanh du lịch - lưu trú. Nguồn khách nội địa vẫn là động lực chính hỗ trợ hoạt động du lịch tại Việt Nam. Điều này được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của ngành du lịch trong trung và dài hạn.
Tuy nhiên để ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam cạnh tranh hiệu quả và bền vững hơn, ông Mauro Gasparotti cho rằng, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa công tác truyền thông sản phẩm du lịch đến thị trường quốc tế, cũng như thực hiện quảng bá hình ảnh phù hợp với đặc thù từng địa phương.
Ngành du lịch cần định hướng phát triển bền vững, hướng đến các mô hình du lịch sinh thái, du lịch tái tạo, du lịch y tế, và các sản phẩm dành cho đối tượng du khách cao tuổi. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm, vui chơi giải trí trong các khu phức hợp nghỉ dưỡng cũng có nhiều tiềm năng.
3. Hồ Tràm - thủ phủ của BĐS nghỉ dưỡng phía nam
Trong xu thế du lịch bằng ô tô riêng - chủ động, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, Hồ Tràm là điểm đến hàng đầu trong khu vực bởi liền kề TP. HCM cùng lợi thế thiên nhiên trong lành, hạ tầng phát triển, quy tụ loạt thương hiệu khách sạn lớn.
So với việc di chuyển bằng máy bay vốn ngốn nhiều thời gian và tài chính, một cuộc du ngoạn bằng ô tô trong điều kiện hạ tầng phát triển giúp giảm thiểu mệt mỏi, có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Thậm chí, trong những tình huống khẩn cấp thì vẫn có thể chủ động quay trở lại TP. HCM lập tức.
Về khía cạnh đầu tư, Hồ Tràm hưởng lợi từ hai thị trường tiềm năng:
Theo dự báo của tư vấn JFV tại báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1, nhu cầu thị trường hàng không của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 là 85 triệu hành khách/năm. Trong khi đó, khảo sát về nguồn cung hiện tại và cả trong tương lai của cung đường ven biển của thủ phủ du lịch Hồ Tràm vỏn vẹn chưa đến 18.000 phòng.
Tiềm năng của thị trường này trong tương lai gần cũng thể hiện qua việc Chính phủ đẩy mạnh triển khai các công trình hạ tầng giao thông vào giữa năm nay như tuyến đường ven biển 994 mở rộng 6 - 8 làn xe hay cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. HCM đến Hồ Tràm xuống còn khoảng 90 phút. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều ý kiến cho rằng Hồ Tràm hiện còn rất nhiều dư địa để khai thác.
4. Bình Thuận trở thành điểm sáng đầu tư nhờ đòn bẩy hạ tầng giao thông
Sau khi chính thức thông xe vào tháng 4/2023, cao tốc Long Thành - Phan Thiết đã rút ngắn thời gian di chuyển xuống từ TP. HCM đến Phan Thiết chỉ còn 2 giờ đồng hồ. Từ đó đã thay đổi ngoạn mục nền kinh tế du lịch Bình Thuận trở thành điểm đến hàng đầu khu vực phía Nam.
Bên cạnh các tuyến cao tốc, trợ lực cho ngành du lịch và bất động sản tỉnh Bình Thuận còn được tiếp lửa bởi sân bay quốc tế Long Thành - đang trong quá trình triển khai dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025, tiếp cận 100 triệu lượt khách/năm và sân bay Phan Thiết đã khởi công dự kiến hoàn thành vào năm 2025, tiếp cận 2 triệu lượt khách/năm.
Trên cơ sở Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1878/QĐ-UBND, ngày 12/8/2013 của UBND tỉnh, đến nay, các đô thị và khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh đã được phủ kín quy hoạch chung xây dựng ở mức cơ bản. Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển quốc gia cũng được hoàn thành và đi vào sử dụng trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài lên đến 43km.
Đón đầu làn sóng an cư, một số chủ đầu tư đã tiên phong phát triển các khu đô thị theo quy hoạch hướng đến nhóm khách hàng có nhu cầu ở, lưu trú, làm việc dài ngày tại Bình Thuận, thay vì chạy theo mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần. Đơn cử khu đô thị biển Novaworld Phan Thiết với đa dạng các loại hình sản phẩm như căn hộ, nhà phố, khách sạn, shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng… Cùng với đó là hệ sinh thái tiện ích hoàn chỉnh phục vụ cho mọi nhu cầu vui chơi, giải trí cho gia đình.
Trên đây là một vài thông tin nổi bật trong tuần qua về thị trường kinh tế - bất động sản Việt Nam. Hy vọng, Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường bất động sản có thêm thông tin tham khảo.