Có nên mua nhà ngay hay đợi thêm? Thị trường bất động sản trầm lắng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều cơ hội đầu tư. Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển bất động sản. Song, cải thiện pháp lý, hạ tầng, quy hoạch, lãi suất,... Là những điểm cần thiết để phục hồi thị trường bất động sản về đúng tiềm năng.
I. BÂY GIỜ NÊN MUA NHÀ HAY ĐỢI THÊM
Các cuộc khảo sát nhu cầu người tiêu dùng Việt thời gian qua đều cho thấy dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, đa phần người Việt vẫn muốn mua bất động sản, đặc biệt là nhà ở. Hơn 60% số người được khảo sát cho biết sẽ mua ít nhất một bất động sản trong một năm tới.
Vậy nên, từ các cuộc khảo sát có thể thấy khách hàng vẫn luôn cập nhật, quan sát thị trường và chờ đợi với tâm lý hi vọng các chính sách về lãi suất tốt hơn, pháp lý minh bạch hơn. Quan trọng là nhu cầu nhà ở, đầu tư vẫn luôn có và hiện đã bị nén lại hơn một năm qua.
Trong bối cảnh đó, nhiều ngân hàng vừa thông báo giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay và triển khai các gói tín dụng ưu đãi. Động thái nói trên được kỳ vọng sẽ tiếp sức cho thị trường bất động sản, giúp người mua nhà có thể tiếp cận vốn vay với lãi suất phù hợp.
Vậy thời gian này có phải là thời điểm thích hợp để những người có nhu cầu nhà ở thực quyết định xuống tiền hay chưa? Có nên sử dụng đòn bẩy tài chính để mua nhà đất trong thời điểm này và sử dụng như thế nào cho hợp lý?... Tất cả phụ thuộc vào tài chính cá nhân, tâm lý đầu tư,... Thậm chí là kinh nghiệm đầu tư, mua nhà của mỗi người.
II. NHÀ Ở GIÁ RẺ CÓ PHÁ BĂNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Trong nữa đầu năm 2023, tổng số lượng căn hộ mới chủ yếu vẫn thuộc phân khúc trung cao cấp và cao cấp, trong đó 51% là phân khúc căn hộ cao cấp. Trong khi, nhu cầu ở thực đại đa số người dân hiện nay lại hướng đến phân khúc tầm trung và giá rẻ.
1. Vắng Bóng Căn Hộ Giá Rẻ
tại TP.HCM trong 3 tháng đầu năm, nguồn cung căn hộ mới được ghi nhận tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái với gần 2.900 căn hộ và gấp 1,2 lần so với Q4 năm ngoái. Tuy nhiên, nguồn cung mới này đều thuộc phân khúc cao cấp, chỉ có duy nhất dự án thuộc phân khúc trung cấp tại huyện Hóc Môn với hơn 760 căn hộ.
Tình trạng tăng giá bất động sản, đặc biệt là phân khúc chung cư trong thời gian vừa qua là do thiếu nguồn cung trong khi nhu cầu lại tăng cao.
2. Nhà Ở Tầm Trung - Đột Phá Thị Trường Bất Động Sản
Theo nhiều nghiên cứu về thị trường bất động sản, trong 2 quý đầu năm, số lượng căn hộ được tiêu thụ tại TP.HCM và khu vực lân cận chủ yếu thuộc phân khúc nhà ở hạng C.
Trong thời gian qua, mặc dù sức mua giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn có giao dịch xảy ra trong phân khúc nhà bình dân.
Hiện bất động sản giá rẻ đóng vai trò chủ đạo trong các giải pháp phục hồi thị trường. Mặc dù sự mất cân bằng giữa cung và cầu đối với phân khúc bất động sản bình dân đang diễn ra nghiêm trọng nhưng vẫn còn thời gian để điều chỉnh lại tình hình.
Trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã đăng ký cũng như công bố bổ sung thêm phân khúc nhà ở giá rẻ. Trong trường hợp được cấp phép và giải quyết thủ tục pháp lý nhanh chóng.
Cuối năm 2023 sẽ đón nhận nhiều thông tin tích cực về các dự án bất động sản giá rẻ mới, đồng thời trở thành nguồn động lực cho sự hồi phục của thị trường.
III. THÊM GIẢI PHÁP PHỤC HỒI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Hiện nay, nguồn cung nhà ở bị hạn chế bởi các thách thức như:
+ Vấn đề thanh khoản.
+ Thủ tục phê duyệt dự án phức tạp.
Nếu không được giải quyết, các vấn đề này sẽ làm tăng sự không ổn định trên thị trường, dẫn đến tăng chi phí xây dựng và cuối cùng là giá nhà cao hơn cho người dân Việt Nam.
Về giải pháp cho thị trường bất động sản hiện nay, căn lưu ý:
+ Mức lãi suất cho vay với nhà ở thương mại cần phù hợp với thu nhập, kiến nghị dưới 7%/năm;
+ Nhà ở xã hội với doanh nghiệp kiến nghị dưới 6%/năm, với người mua nhà dưới 4,5%/năm;
+ Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiến nghị dưới 9%/năm và BĐS nhà ở cao cấp kiến nghị từ 9 - 10%/năm.
+ Khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đúng quy định pháp luật.
Về pháp lý, nếu rút ngắn quy trình thủ tục đầu tư dự án 1 năm có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản lãi suất lên tới 12 - 15% chi phí vốn. Đó là chưa kể tiết kiệm chi phí tiền lương, máy móc thiết bị… Cho cả năm.
Đối với doanh nghiệp, cần cơ cấu lại sản phẩm, ưu tiên phân khúc phù hợp nhu cầu đại đa số người dân. Quản trị lại doanh nghiệp, xác định lại giá thành để hạ giá bán hợp lý. Đảm bảo thực hiện cam kết với nhà đầu tư.
IV. THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM CÓ THỂ PHỤC HỒI TỪ CUỐI NĂM 2023
Hiện nay, lượng tồn kho bất động ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và các dự án ở vị trí có điều kiện hạ tầng không thuận lợi và thuộc về nhà đầu tư thứ cấp.
Trong khi đó, nguồn cung và lượng tiêu thụ của phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố/shophouse tiếp tục giảm, chủ yếu do áp lực tăng lãi suất. Giá bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cũng giảm khoảng 5-6% so với cuối năm 2022.
Đối với phân khúc bất động sản bán lẻ và văn phòng, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, nhu cầu thuê văn phòng, mặt bằng thương mại và công suất cho thuê đều có dấu hiệu suy giảm.
Ở phân khúc bất động sản khu công nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉ lệ lấp đầy có xu hướng duy trì ở mức khá cao, khoảng trên 78% ở các khu vực phía Bắc và phía Nam. Tại một số địa phương như TPHCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, tỉ lệ lấp đầy đạt khoảng 87-90%.
* Xu Hướng Thị Trường Bất Động Sản Thời Gian Tới
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản đạt 4.45 tỷ USD, tăng 1.85 tỷ USD (70%) so với năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn FDI. Dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào phân khúc bất động sản công nghiệp và một số dự án bất động sản lớn.
Số liệu mới nhất từ Bộ KH&ĐT cho thấy, lũy kế đến ngày 12/7/2023, cả nước đã thu hút 67.161 tỷ USD vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản. Trong đó, TPHCM là địa phương dẫn đầu với 16.3 tỷ USD, xếp sau là Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phân theo đối tác thì Singapore dẫn đầu trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 19.1 tỷ USD; xếp sau lần lượt là Hàn Quốc, BritishVirginIslands và Nhật Bản.
Những con số trên khẳng định, thị trường Việt Nam có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Trong khi đó, Bộ Xây dựng đã chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Hai dự án Luật này đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và đang tiếp tục hoàn thiện. Dự kiến, 2 dự thảo này sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 11/2023.
Đây là 2 luật có ý nghĩa quan trọng và có tác động tích cực đến thị trường nhà ở, bất động sản, cải thiện mạnh mẽ niềm tin vào môi trường đầu tư, tạo sự minh bạch và ổn định cho thị trường nhà ở và bất động sản tại Việt Nam.